Chính quyền Vương quốc Bột Hải

Bột Hải được thành lập trên những phần lãnh thổ sót lại của Cao Câu Ly trước đây cùng một số bộ lạc Tungus ở Mãn Châu, trong đó có cả người Mạt Hạt. Người Mạt Hạt ở trong tình trạng nô lệ và phải phục vụ cho giới cầm quyền Cao Câu Ly.[79] Như vậy, họ tạo nên một tầng lớp lao động. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người Mạt Hạt đã gia nhập vào tầng lớp thượng lưu Bột Hải ví dụ như Khất Tứ Bỉ Vũ (Gulsabiwu), người đã ủng hộ việc thành lập Bột Hải. Họ chỉ được phong các tước vị"suryong", hay"tù trưởng", và chỉ đóng một vai trò nhất định trong tầng lớp cầm quyền. Vào đời vua Đại Vĩ Hài (895 - 906) giới quý tộc gốc Cao Câu Ly trong triều đình Bột Hải đã bị người Mạt Hạt lấn át quyền hành và dân số người Mạt Hạt trong lãnh thổ vương quốc Bột Hải này cũng đã chiếm tỷ lệ cao hơn người gốc Cao Câu Ly. Một số sứ thần Bột Hải cũng đã mang họ Mạt Hạt.

Bởi tất cả các tư liệu thành văn từ Bột Hải đã bị mất, tất cả thông tin liên quan đến vương quốc này phải thông qua khảo cổ hay sử sách Trung Hoa. Sau khi thành lập, Bột Hải đã tích cực tiếp nhận văn hóa và hệ thống chính trị của nhà Đường tại Trung Quốc. Các nghiên cứu khảo cổ về cách bố trí của các thành phố Bột Hải đã đưa ra kết luận rằng chúng có chức năng tương tự như các thành phố Cao Câu Ly, đồng thời cũng cho thấy Bột Hải có duy trì sự tương dồng văn hóa với nhà Đường sau khi được thành lập.[26] Theo sử sách Trung Quốc, Bột Hải có 5 kinh đô, 15 phủ, và 63 huyện.[81]

Bột Hải là một xã hội văn hóa tiến bộ, một viên quan nhà Đường đã mô tả Bột Hải là "Hải đông thịnh quốc" (Haedong seongguk, nghĩa là "quốc gia thịnh vượng ở vùng biển phía Đông"). Cấu trúc triều đình của Bột Hải tương tự như nhà Đường và hệ thống 5 kinh đô của nó bắt nguồn từ cấu trúc hành chính của Cao Câu Ly. Bột Hải, giống như Tân La đã cử nhiều du sinh sang nhà Đường để học tập và nhiều người thậm chí đã vượt qua kỳ thi khoa cử của Trung Quốc. Kết quả, kinh đô Thượng Kinh (Sanggyong) được tổ chức theo kiểu kinh đô Trường An của nhà Đường. Các khu dân cư dược bố trí hai bên của hoàng cung được bao quanh bởi một bức tường thành hình chữ nhật.

Nguồn gốc chủ yếu của văn hóa Bột Hải là Cao Câu Ly. Một Ô đột (Ondol) được cấu tạo để hở nằm bên trong thành nội của hoàng cung Bột Hải và nhiều nơi gần kế với nó. Hơn nữa, các tượng và họa tiết Phật giáo được tìm thấy trong các ngôi chùa Bột Hải phán ảnh rằng nét đặc biệt của nghệ thuật Cao Câu Ly. Một nguồn thông tin quan trọng về văn hóa Bột Hải đã được tìm ra vào cuối thế kỷ XX tại Quần thể lăng mộ cổ ở núi Long Đầu và đặc biệt là Mộ công chúa Đại Trinh Hiếu (Dae Jeong-Hyo) (con gái thứ tư của Bột Hải Văn Vương).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vương quốc Bột Hải http://www.confucianism.com.cn/detail.asp?id=17880 http://www.zggds.pku.edu.cn/004/001/089.pdf http://www.jlcbs.cn/wenhua/wenhuayanjiuhui/2012-07... http://www.kaogu.cn/cn/kaoguyuandi/kaogubaike/2014... http://english.chosun.com/site/data/html_dir/2009/... http://xenohistorian.faithweb.com/neasia/korea.htm... http://100.nate.com/dicsearch/pentry.html?s=K&i=25... http://100.nate.com/dicsearch/pentry.html?s=K&i=26... http://100.nate.com/dicsearch/pentry.html?s=B&i=12... http://100.nate.com/dicsearch/pentry.html?s=K&i=26...